Ảnh mới

Dự thảo thông tư về “Chuyển nhượng tên miền .vn” do bộ Thông tin và truyền thông soạn thảo hướng dẫn thi hành nghị định số 72/2013/NĐ-CP mang lại niềm vui cho giới kinh doanh tên miền bởi khi thông tư được ban hành và có hiệu lực, họ sẽ được công khai mua bán tên miền, cụ thể là những tên miền .vn hoặc .com.vn, không còn cảnh lén lút như hiện nay. Nhiều nhà đầu tư tên miền lạc quan cho rằng thông tư sẽ có hiệu lực vào ngày 1.1.2014.
 
Từ khi thị trường có nhu cầu mua bán tên miền cho đến nay, hoạt động mua bán tên miền, hay nói cách khác là chuyển nhượng, chỉ là những cuộc giao dịch tay đôi giữa người mua và người bán một cách bí mật. Theo thống kê của trung tâm quản lý internet Việt Nam (VNNIC), tính đến tháng 10.2013, Việt Nam có 440.082 tên miền tiếng Việt đã được đăng ký. Số địa chỉ đang duy trì trên hệ thống là 261.234. Như vậy, 178.848 địa chỉ tên miền Việt Nam (.vn và .com.vn) mới dừng lại ở mức đăng ký giữ chỗ mà nhiều chuyên gia cho rằng, phần lớn nằm trong những người đầu cơ tên miền.
Theo ông Nguyễn Trọng Khoa, người có nhiều năm hoạt động kinh doanh tên miền, đầu tư tên miền hàm chứa những rủi ro, không ít người thiếu hiểu biết về tên miền đã đổ tiền tỉ để mua tên miền nhưng không bán được, “ôm hàng”...
Trong khi chờ thông tư chính thức ban hành, nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã có những động thái để xúc tiến xây dựng “sân chơi” cho các nhà đầu tư tên miền.
Tháng 9.2013, tại TP.HCM đã có câu lạc bộ nhà đầu tư tên miền với 20 thành viên, trong đó có những gương mặt quen thuộc trong nhóm đầu tư tên miền, như: H.V.C, Đ.T.K, H.T.Đ, iNet... Còn vào ngày 12.12.2013, tại TP.HCM (sau đó là Hà Nội), công ty cung cấp dịch vụ tên miền iNet sẽ có một buổi gặp mặt các nhà đầu tư tên miền, gọi là “Gala Domainer”.
Ông Hồ Thanh Pôn, giám đốc kinh doanh của iNet cho biết: “Khi Nhà nước đã bật đèn xanh cho hoạt động mua bán, chuyển nhượng tên miền, chúng tôi muốn tập hợp các nhà đầu tư và khách hàng để tạo sân chơi hợp pháp, là cầu nối giữa người mua và người bán, đồng thời cập nhật thông tin chính sách để hoạt động này tuân thủ theo đúng pháp luật”. Ông Hoàng Ngọc Duy, giám đốc Mắt Bão Media (thành viên của Mắt Bão) cho rằng, trước đây hoạt động lén lút, nay các nhà đầu tư sẽ có sân chơi công khai minh bạch. “Nên tập hợp các thành viên thành một sàn giao dịch tên miền. Không chỉ mua và bán sòng phẳng mà sàn giao dịch còn có trách nhiệm bảo vệ, tư vấn và cả chức năng trọng tài cho những giao dịch có vấn đề”, ông Duy góp ý.
Tuy nhiên, một nguồn tin từ VNNIC cho rằng, nhiều nhà đầu tư tên miền “đang lạc quan một cách thái quá”. Nguồn tin này nói rằng, về mặt nguyên tắc sẽ mở cho hoạt động kinh doanh tên miền thông qua các nhà đăng ký nhưng “sẽ mở từng phần, mở có kiểm soát nếu không sẽ có nhiều trục trặc, rối rắm xoay quanh tên miền”.
Sau khi nếm thử hai miếng cá khô mua ở chợ, bà Hồng cảm thấy buồn nôn, người chao đảo rất khó chịu...
 
Bà Phạm Thị Lệ Hồng (60 tuổi, ngụ phường Quyết Thắng, TP Biên Hòa - Đồng Nai) có mua một lượng cá khô lớn với những biểu hiện như màu sắc, mùi vị, độ dày, mỏng giống miếng cá khô thật, nhưng loại cá khô này khi đem đốt lại bắt lửa nhanh và cháy giống cao su.
Theo lời trình bày của bà Hồng vào ngày 6/12, hơn nửa cân khô cá ba sa được bà mua tại chợ Biên Hòa cách đây gần một tháng rồi buộc lại cất giữ nhưng không dùng đến.
Mới đây, bà đem khô cá ra cắt nhỏ thành từng miếng để chế biến thức ăn thì thấy khô, rất cứng. Sau khi ăn thử hai miếng, bà Hồng cảm giác khó chịu và buồn nôn.
Loại cá khô mà bà Hồng mang về cháy như cao su.
Nghi ngờ về sự khác lạ, bà dùng lửa kiểm tra, miếng khô cá bắt lửa nhanh chóng và có mùi khét, muội than rơi xuống giống hệt như khi đốt cao su hay nhựa túi ni lông.
Chủ cửa hàng nơi bà Hồng mua loại cá này cho biết: “Trước đây, khô cá ba sa cửa hàng bán 250.000 đồng/kg, hiện tại chúng tôi không còn loại hàng này”.
Được biết, thời gian gần đây ngoài mặt hàng cá khô cháy như cao su, cơ quan chức năng còn phát hiện khô mực, trứng vịt dai như cao su khiến người tiêu dùng hoang mang và lo sợ.
Ngày 6/12, một người dân ở quận Cầu Giấy - Hà Nội cũng phản ánh về việc mua phải gói thạch dừa tại một siêu thị ở Hà Nội có biểu hiện nhai lâu nhưng không hết, để lại bã màu trắng, dai như ni-lông, khi đốt lên có khói đen và mùi khét. Sản phẩm này được mua với giá chỉ 7.400 đồng/1 gói/500g.
Sản phẩm thạch rau câu có biểu hiện như cao su, kéo dãn không đứt được mua tai siêu thị.
Tuy nhiên, phía quản lý của siêu thị lại khẳng định rằng sản phẩm thạch dừa của họ có đủ giấy tờ được cơ quan nhà nước xác nhận. Nghĩa là họ đã làm theo luật và luật luôn là đúng. Ở đây, phía siêu thị tin vào chất lượng kiểm tra được ghi trên giấy tờ ấy và không kiểm tra lại sản phẩm.
Hiện mẫu sản phẩm thạch dừa này đã được phía lãnh đạo siêu thị niêm phong và đem đi kiểm tra tại Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội.
Trước đó, thông tin mực cao su xuất hiện trên thị trường tiêu dùng Việt Nam khiến cho nhiều người dân hoang mang, lo lắng.
Mực cao su có màu sắc, mùi vị và dai như mực thật nhưng dễ bắt lửa và khi đốt thì có khói đen. Vào đầu tháng 11/2013, lực lượng tỉnh Quảng Ninh đã thu giữ 1,5 tấn mực cao su như thế.
Không chỉ ở Quảng Ninh mà vào tháng 8/2013, tại Quảng Trị lực lượng chức năng cũng thu giữ gần 2 tấn mực thuộc vào dạng này.
Danh sách 10 chiếc xe đắt nhất thế giới của hãng Mercedes, trang The Richest giới thiệu...
 
10. SLR McLaren SLR FAB Design Desire
Giá: 1,43 triệu USD
Năm sản xuất: 2009
Động cơ: V8 5,4 lít, công suất 750 mã lực, mô-men xoắn 552kW
Vận tốc tối đa: 310 km/h
Thời gian tăng tốc từ 0-100 km/h: 3,6 giây
9. SLR McLaren Mansory Renovatio
Giá: 1,5 triệu USD
Năm sản xuất: 2008
Động cơ: V8 5,5 lít
Vận tốc tối đa: 340 km/h
Thời gian tăng tốc từ 0-100 km/h: 3 giây
8. Concept S-Class Coupe
Giá: 2 triệu USD
Năm sản xuất: 2013
Động cơ: V8 4,7 lít, công suất 455 mã lực
Vận tốc tối đa: 300 km/h
Thời gian tăng tốc từ 0-100 km/h: 4,8 giây
7. Vision SLR Concept
Giá: 2 triệu USD
Năm sản xuất: 1999
Động cơ: V8 5,5 lít, công suất 557 mã lực, mô-men xoắn 410 kW
Vận tốc tối đa: 320 km/h
Thời gian tăng tốc từ 0-100 km/h: 4,1 giây
6. CLK GTR AMG Coupe
Giá: 3 triệu USD
Năm sản xuất: 1998
Động cơ: V12 7,3 lít, công suất 664 mã lực, mô-men xoắn 488 kW
Vận tốc tối đa: 335 km/h
Thời gian tăng tốc từ 0-100 km/h: 3,4 giây
5. CLK GTR AMG Super sport
Giá: 3,3 triệu USD
Động cơ: V12 7,3 lít, công suất 720 mã lực, mô-men xoắn 429 kW
Vận tốc tối đa: 346 km/h
4. CLK GTR AMG Roadster
Giá: 3,5 triệu USD
Năm sản xuất: 2002
Động cơ: V12 6,9 lít
Vận tốc tối đa: 320 km/h
Thời gian tăng tốc từ 0-100 km/h: 3,8 giây
3. C112 Mercedes Benz Concept
Giá: 4 triệu USD
Năm sản xuất: 1991
Động cơ: V12 6 lít
Thời gian tăng tốc từ 0-100 km/h: 4,9 giây
2. SLR McLaren Red Gold Dream
Giá: 10 triệu USD
Năm sản xuất: 2011
Động cơ: V8 5,4 lít, công suất 999 mã lực, moment xoắn 735 kW
Thời gian tăng tốc từ 0-100 km/h: 3 giây
Điểm đặc biệt của chiếc xe này là toàn bộ nội thất và mâm xe được dát vàng.
1. Xe đua Công thức 1 Mercedes 1954
Giá: 29,6 triệu USD
Năm sản xuất: 1954
Đây được xem là chiếc xe vô giá về mặt lịch sử. Chiếc xe này chính là chiếc xe mà tay đua công thức 1 Juan Manuel Fangio đã sử dụng để thiết lập một kỷ lục thế giới của giải đua danh giá.
Ngày 6.12, Viện kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia đã xác định: Sản phẩm “Rượu Nếp 29 Hà Nội” do Công ty cổ phần xuất nhập khẩu 29 Hà Nội sản xuất ngày 12.10.2013 bán trên toàn quốc đều chứa hàm lượng methanol cao nên đã thông báo khẩn cấp tới các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được biết.
Đồng thời, cơ quan chức năng cũng đã yêu cầu Công ty cổ phần xuất nhập khẩu 29 Hà Nội phải dừng ngay lập tức việc sản xuất, lưu thông sản phẩm “Rượu Nếp 29 Hà Nội” sản xuất ngày 12.10.2013 tại cơ sở sản xuất; kiểm kê, niêm phong sản phẩm đang bảo quản trong kho.
Sản phẩm "Rượu Nếp 29 Hà Nội" bị nghi nhiễm độc.
Báo cáo ngay mạng lưới, địa điểm phân phối của công ty; thông báo khẩn cấp kiểm kê sản phẩm (số lượng nhập, bán, tồn) và thu hồi về kho của đại lý, nhà phân phối và chuyển về kho của công ty trước ngày 12.12.2013; phối hợp với cơ quan chức năng tiêu hủy sản phẩm theo đúng quy định pháp luật.
Vào cuối tháng 11 đầu tháng 12.2013 tại Quảng Ninh liên tiếp xảy ra 4 người tử vong sau khi sử dụng “Rượu Nếp 29 Hà Nội" sản xuất ngày 12.10.2013 với biểu hiện đau đầu, chóng mặt, mờ mắt…
Sau khi vụ việc xảy ra, tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành lấy các mẫu “Rượu Nếp 29 Hà Nội” còn lại của các vụ ngộ độc cũng như một số mẫu rượu có nhãn tương tự bày bán trên thị trường để gửi đến Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh kiểm tra độc tố. Trong đó có 2 mẫu rượu còn lại của 2 vụ ngộ độc và 5 mẫu lấy ngẫu nhiên trên thị trường.
Kết quả cho thấy, các mẫu đều dương tính với methanol và cao gấp 2.000 lần tiêu chuẩn cho phép.
Theo ông Vũ Xuân Diện, giám đốc Sở Y tế Quảng Ninh, sau khi bị ngộ độc rượu, các nạn nhân cũng không hề biết là mình bị ngộ độc nên không được cứu chữa kịp thời dẫn đến tỷ lệ tử vong cao.
Nạn nhân ngộ độc "Rượu Nếp 29 Hà Nội" tại Quảng Ninh
Cũng trong ngày 6.12, ông Nguyễn Bỉnh Lại - Chi cục Phó Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh - cho biết: Hiện tại, lực lượng chức năng đã tiến hành thu giữ hơn 4.000 can ghi lô sản xuất ngày 12.10.2013 và hơn 2.000 can rượu lô ngày sản xuất khác, vì cửa hàng không xuất trình được đầy đủ chứng từ liên quan để kiểm tra.
Được biết, Công an tỉnh Quảng Ninh cũng đang vào cuộc điều tra, làm rõ sự việc.
Hôm 5.12, công an quận Long Biên - Hà Nội cũng đã vào cuộc điều tra vụ chết người do uống rượu. Bước đầu cơ quan CSĐT đã thu giữ một số mẫu rượu có nhãn hiệu “Rượu Nếp 29 Hà Nội” để đưa đi giám định.
Thấy người đi đường gặp tai nạn, hàng hóa bị rơi đổ giữa đường, bị cướp giật, nhiều người không ra tay cứu giúp mà còn lợi dụng lúc lộn xộn để tranh nhau "hôi của".

Thấy bia đổ là "hôi"
Vào trưa 2/7, xe tải BKS 54Z do tài xế Phạm Viết Sơn cầm lái chở đầy bia chai nhãn hiệu Saigon đỏ lưu thông trên quốc lộ 1A. Khi đi đến cầu vượt Tân Thới Nhất (P.Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM) do tài xế điều khiển xe với tốc độ khá cao đã khiến nhiều két bia đổ xuống đường. Trong lúc tài xế chưa kịp thu dọn lại hàng hóa thì hàng chục người đi đường bất chấp những mảnh vỡ thủy tinh mang bao tải lao vào “hôi của” mang bia về uống.

Hàng trăm người mang xe ba gác lao vào hôi bia của tài xế xe tải gặp nạn.

Sau sự việc trên các phương tiện truyền thông lên tiếng phê phán về hành động xấu xí đó của những người “hôi của”. Sau đó vài tháng, vào chiều ngày 4/12, sự việc đáng xấu hổ lặp lại khi xe chở bia của anh Hồ Minh Mẫu (SN 1983, quê Bình Định) điều khiển xe tải BKS 79N gặp tai nạn tại vòng xoay Tam Hiệp (P.Long Bình, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), nhiều người đã không giúp đỡ mà còn mang xe tải tới “hôi bia” của anh mang về.

Mang bao tải đi "cướp" bia trên cầu Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM.


Trước đó, ngày 9/8/2012, anh Vũ Văn Khởi điều khiển xe container chở hàng trăm thùng bia lưu thông trên cầu vượt Quốc lộ 1A, đoạn qua xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP.HCM để về đại lộ Võ Văn Kiệt. Khi đang cho xe lên dốc cầu vượt thì bất ngờ, anh Khởi gặp sự cố với 3 thanh niên khác, thắng gấp xe nên đã làm hàng trăm thùng bia trên xe chao đảo. Ngay sau khi sự cố xảy ra, một số người đã tranh nhau "hôi của".

Lấy cả thức ăn cho vịt
Ngày 12/8/2012, một xe tải chở hơn 20 tấn thức ăn hỗn hợp dành cho vịt khi di chuyển trên quốc lộ 1A đã bị lật nhào xuống ruộng tại tỉnh Bình Định. Sau khi tai nạn xảy ra, nhiều người dân địa phương xông vào mang thức ăn cho vịt về nhà.
Nhiều người dân tham lam lấy thức ăn của vịt.

Cướp tiền của người bị cướp

Vào ngày 16/6/2011, người đàn ông đi xe máy đến đoạn vòng xoay An Dương Vương - Trần Phú - Sư Vạn Hạnh (Q.5, TP.HCM) thì bị 2 tên cướp từ phía sau giật giỏ xách. Nhờ nhanh trí người này đã giữ được túi nhưng vì giằng co mạnh khiến túi bị rách và tiền 50 triệu bay ra đường.

Lợi dụng tình cảnh lúng túng của người đàn ông, nhiều người dân ào ra giữa đường lượm số tiền bị rơi ra trước sự thẫn thờ và bất lực của nạn nhân.

Nạn nhân bị cướp bất lực nhìn người đi đường tranh nhau nhặt tiền.

Vào ngày 16/10, tại giao lộ Bà Huyện Thanh Quan - Võ Văn Tần (Q.3, TP.HCM), ông Trường đang đi xe máy thì bị 4 thanh niên áp sát, móc bọc tiền 50 triệu đồng trong túi của ông.

Trong lúc giằng co với bọn cướp, xấp tiền 50 triệu của văng ra đường, người dân xung quanh lao vào nhặt. Đến khhi kiểm lại, ông Trường chỉ còn 30,5 triệu đồng.

Sau vụ ông Trường bị cướp tiền và “hôi của” tại TP.HCM thì ở Bình Định chị Nguyễn Thị Huệ (35 tuổi) bị giật giỏ xách ngay trước cửa ngân hàng. 1,2 tỉ đồng văng ra đầy đường, nhiều người xông vào nhặt. Cuối cùng, chị Huệ chỉ lượm lại được hơn 800 triệu đồng.

Khoe thành tích xấu

Chiều 12/9, trước cửa UBND Q.Ba Đình (Hà Nội), Đại sứ quán Hà Lan tổ chức phát tặng 3.000 chiếc áo mưa cho người dân Hà Nội, với mong muốn nâng cao nhận thức chung về biến đổi khí hậu.

Khi đại biểu chưa nói hết nội dung thì hàng trăm người đã đổ xô lên sân khấu “cướp" áo mưa từ tay ban tổ chức. Nhiều người khoe: “Tôi đã lấy được 5 - 6 chiếc rồi, giờ cất đi và chạy vào lấy tiếp”.

Cảnh người dân lao vào tranh giành áo mưa.
PGS.TS Trịnh Hòa Bình, Viện xã hội học, chia sẻ ông rất buồn khi đọc thông tin "hôi của". Theo ông đây là nguyên nhân của tính vô tổ chức, tự phát và tính ích kỷ của  người dân. Tính ích kỷ chính là nguyên nhân gây ra nhiều thói hư tật xấu khác. Tính cách này thường trực trong nhiều cá nhân, ở cả nông thôn, tỉnh lẻ, người thành thị. 

Theo ông Bình thì đây là tâm lý tiểu nông đã ăn sâu vào tính cách người Việt, khiến họ chỉ thích thu vén cho riêng mình. Bên cạnh đó là sự rối loạn về giá trị sống, nhiều người không biết cái gì đúng, cái gì sai, phải tôn thờ cái gì, dẫn đến lối sống vị kỷ, coi trọng vật chất.

Chẳng hạn như trong vụ tranh giành nhau áo mưa miễn phí tại Hà Nội, có người còn xúi người khác vào giành áo mưa và khoe “tôi đã lấy được 5 - 6 chiếc rồi, giờ cất đi và chạy vào lấy tiếp”. Họ không biết đấy là điều đáng xấu hổ mà ngược lại họ có vẻ tự hào với “chiến tích” của mình. Để loại bỏ dần những thói hư tật xấu trên không hề đơn giản.
Khánh Trung ( Zing )
Hoa hậu Thể thao 2007 lần đầu trải lòng về việc đeo băng sai tên nước và cầm ngược quốc kỳ tại chung kết Hoa hậu Quý bà Thế giới.

- Chị sở hữu nhiều ưu thế và là người trẻ nhất trong số các thí sinh Việt Nam từng thi Mrs. World, nhưng lại đạt thành tích khiêm tốn nhất - chỉ vào top 6. Chị nghĩ gì về điều này?

- Việc các đàn chị đoạt giải cao từ các năm trước thực sự là áp lực lớn với tôi. Tuy nhiên, khi vào top 6, tôi cảm thấy đó là một vinh dự và tôi hoàn toàn hài lòng. Có thể mọi người nghĩ tôi thua kém đàn chị, nhưng ở trong cuộc thi mới thấy, top 6 của tôi cũng là vị trí cao. Năm nay thí sinh rất đẹp, rất nhiều người quyến rũ, đến nỗi tôi cũng phải… mê. Cô bạn người Mỹ đoạt vương miện Hoa hậu thì quả thực là không thể không phục vì cô ấy hoàn hảo ở mọi mặt, từ sự trẻ trung, thân ái đến thân hình đẹp, săn chắc.

q1-5493-1385354028-9774-1386384008.jpg
Chiếc váy dạ hội và dải băng sai tên nước Trần Thị Quỳnh sử dụng trong đêm chung kết Hoa hậu Quý bà Thế giới, tối 23/11 ở Quảng Châu, Trung Quốc.

- Nhiều người cho rằng, kết quả của chị bị ảnh hưởng do chiếc váy dạ hội chị mặc kín như bưng, không phô được nét đẹp như các quý bà khác. Chị thấy sao?

- Không, tôi không nghĩ vậy. Ban giám khảo chấm giải là chấm cả quá trình. Cho nên sự nỗ lực của thí sinh chúng tôi kéo dài cả nửa tháng chứ không phải chỉ một ngày. Chiếc váy dạ hội tôi mặc đêm chung kết của nhà thiết kế Lê Thanh Phương. Anh ấy hợp tôi ở gu thời trang thích vẻ đẹp cổ điển, đằm thắm và nhẹ nhàng. Bản thân tôi quan niệm phụ nữ có gia đình cần sự đằm thắm, nhẹ nhàng ẩn sâu bên trong chứ không chỉ khoe hình thể đẹp. Rất nhiều thí sinh, thậm chí cả ban giám khảo đã bày tỏ sự yêu thích với chiếc váy dạ hội của tôi. Tuy nó không phô diễn  đường cong cơ thể, nhưng nó giúp tôi có dáng vẻ thướt tha, nhẹ nhàng rất êm dịu trên sân khấu. Sau khi kết thúc cuộc thi một thí sinh ngỏ ý mua chiếc váy, nhưng tiếc là nó bị hỏng khóa nên tôi không bán giúp nhà thiết kế được.

- Vậy chị giải thích thế nào về sự cố cầm ngược cờ và đeo băng sai tên nước?

- Khi tham gia cuộc thi, tất cả chúng tôi đều phải tự chuẩn bị mọi thứ - có thể vì Ban tổ chức muốn đánh giá tinh thần tự lập của thí sinh. Chúng tôi phải tự trang điểm, quản lý tư trang. Ban tổ chức phát cho mỗi người hai đôi giày, một đen, một đỏ - sự kiện bình thường đi giày đen, mặc đồ tắm thì đi giày đỏ. Ai cũng nơm nớp lo bị mất đồ, bị hỏng vì nếu có trục trặc nào sẽ không có gì thay thế.

Thời gian thi chính thức diễn ra trong 11 ngày, càng những ngày cuối, lịch tập luyện càng dày đặc. Cờ và băng đeo đều do ban tổ chức lo. Một người của ban tổ chức đứng sẵn ở cánh gà phát cờ cho chúng tôi trước khi chạy ra sân khấu. Băng đeo thì chỉ được phát sát giờ thi chung khảo và sau khi thi xong bị thu lại để hôm sau phát đêm chung kết. Sân khấu là sân vận động quá lớn, thời gian chúng tôi chạy từ cánh gà đến phòng thay đồ mất 2 phút, ai cũng phải tháo giày cao gót mới kịp. Sự gấp gáp, căng thẳng, hồi hộp khiến chúng tôi không còn nhiều thời gian để ngắm toàn thân mà chỉ nhìn lướt qua được cái mặt mình.

A15-4257-1385947794-8226-1386384008.jpg
Sau khi về nước, lấy lại sự cân bằng về tinh thần, Trần Thị Quỳnh tham gia hoạt động đi bộ vì người khuyết tật.

- Sự cố này ảnh hưởng thế nào đến chị?

- Tôi suy sụp. Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi chưa bao giờ dính điều tiếng không hay, đến khi gặp sự cố này thì quá lớn. Đôi lúc áp lực từ phản ứng của độc giả khiến tôi chịu đựng không nổi, không muốn đọc báo hay theo dõi bất kỳ một kênh truyền thông nào nữa. Ai ở trong tâm bão dư luận chắc cũng sẽ như tôi.

Tuy nhiên, tôi kể lại không phải để biện minh, sự việc đã thế rồi, tôi không biết nói gì nữa. Tôi biết lỗi của mình làm đau lòng công chúng cũng nhưng các cơ quan, ban ngành. Nhiều người bảo tại sao tôi biết đeo băng sai mà cứ đeo, tôi chỉ nói một lần mong mọi người hiểu, là nếu tôi biết, thì tôi nghĩ bất cứ ai dù ít có lòng tự trọng nhất cũng không khoác cái băng đó lên người. Đi ra quốc tế, mỗi người đều mang tinh thần dân tộc. Bản thân tôi lúc nào cũng nỗ lực thể hiện mình là một người phụ nữ Việt Nam đẹp, đằm thắm, thân thiện. Với niềm tự hào ấy, hà cớ gì tôi chịu đeo băng sai tên nước nếu như phát hiện ra?

- Chị nghĩ sự cố này có bao nhiêu phần lỗi từ chị, bao nhiêu phần lỗi từ công ty Ciat - đơn vị cử chị thi Mrs. World và bao nhiêu phần lỗi từ quý bà Kim Hồng - giám khảo Việt Nam tại Mrs. World 2013 và cũng là người đứng đầu Ciat?

- Tôi nghĩ khó có thể rành rọt tính phần lỗi của ai. Sau sự việc, cả tôi, công ty Ciat và bà Kim Hồng đều đã nhận lỗi. Tất cả đều rất thiện chí, không ai đá quả bóng trách nhiệm sang chân ai. Trong chuyện này, tôi rất thông cảm với bà Hồng. Bà Hồng đứng ở vị trí giám khảo, không được tiếp xúc thí sinh, khi ngồi chấm thi thì ngồi khá xa sân khấu. Trong đêm chung khảo và chung kết giám khảo chỉ có thể nhìn gương mặt và hình thể để chấm điểm, lại phải nhìn tổng thể thí sinh chứ không thể chỉ nhìn một người. Trong quá trình thi, ăn cơm bà Hồng còn không dám nhìn tôi, đi lướt qua nhau cũng không chào hỏi vì sợ mang tiếng thiên vị thí sinh. Tôi nói ra những điều này không phải để thanh minh cho tôi và bà Hồng mà chỉ muốn mọi người hiểu thêm câu chuyện.

- Sự cố này khiến chị vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ dư luận. Chị suy nghĩ gì về điều này?

- Tôi đã khóc rất nhiều khi đọc những đánh giá đó. Tôi hiểu rằng mọi người phản ứng trên tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Bản thân thí sinh khi thi hoa hậu quốc tế, ngoài việc cạnh tranh nhan sắc còn phải quảng bá về đất nước. Sự cố đeo sai tên nước đã ảnh hưởng lớn đến nhiệm vụ quảng bá Việt Nam của tôi. Chính vì thế tôi rất buồn và thất vọng.

Không phải vì có lỗi mà tôi bào chữa, nhưng tôi cho rằng trong cuộc sống mỗi người nên có cái nhìn bao dung một chút. Từ trước tới giờ, tôi luôn có ý thức giữ hình ảnh sạch, không để công chúng phải bận tâm, chứng tỏ tôi rất tôn trọng hình ảnh của mình và tôn trọng công chúng. Đây là sơ suất vô cùng đáng tiếc và nếu mọi người nhìn nhận như vậy thì mình càng phải cố gắng hơn, tích cực tham gia các hoạt động xã hội để sửa chữa sai lầm.

1-5461-1386384008.jpg
Trần Thị Quỳnh hy vọng nhận được sự bao dung từ mọi người.

- Người thân của chị phản ứng ra sao?

- Người ta vẫn nói, gia đình là nơi tuyệt vời nhất. Khi tôi từ Trung Quốc về, mọi người vẫn chào đón thắm thiết sau những ngày xa cách. Chồng tôi bình tĩnh lắm, còn động viên tôi bằng những câu vui vui, anh dặn con gái chăm sóc mẹ, làm mẹ cười. Bố mẹ chồng nấu cơm chờ sẵn, không đả động gì tới sai sót của tôi nhưng tôi buồn quá nên than thở: "Con buồn lắm, vì một việc này mà bao cố gắng đổ xuống sông xuống bể". Khi ấy bố chồng tôi mới bảo tôi kể lại đầu đuôi mọi chuyện. Sau khi nghe xong ông nói: "Thôi có ngã có khôn, ngã ở đâu thì đứng lên ở đó".

Nhà chồng tôi cũng xác định từ trước công việc của tôi vất vả và dễ gặp điều tiếng, không sung sướng gì nên ai cũng động viên, không có trách móc gì.

- Một lãnh đạo Cục Nghệ thuật Biểu diễn cho rằng, chị có thể bị nhắc nhở. Tuy nhiên hình phạt dành cho chị cũng có thể sẽ nhẹ hơn mức cảnh cáo. Chị đón nhận chuyện này ra sao?

- Hôm 5/12, tôi và bà Kim Hồng đã từ Sài Gòn bay ra gặp lãnh đạo Cục để tường trình. Khi giải trình tôi chỉ biết nói: "Cháu giải trình mong các bác hiểu vì cháu không thể gặp, giải thích cặn kẽ với hàng nghìn người. Cháu chỉ mong được hiểu đúng sự việc và bao dung đối với sai sót của cháu". Tôi chưa biết lãnh đạo Cục sẽ xử lý việc này thế nào. Tôi cũng đang chờ đợi kết luận cuối cùng.

- Chị có hối tiếc gì về việc đi thi Mrs. World?

- Nếu không có sự cố này thì Mrs. World là một cuộc thi hữu ích. Tôi được gặp gỡ học hỏi những người bạn đến từ khắp nơi trên thế giới, ở những độ tuổi khác nhau. Chúng tôi chỉ giống nhau ở điểm đã lập gia đình. Đây là điều hoàn toàn khác biệt so với hai cuộc thi quý cô (Hoa hậu Thể thao và Miss International) mà tôi từng tham gia.

- Từ bài học của mình, chị nhắn gửi gì tới những người đẹp sẽ đại diện Việt Nam đi thi quốc tế sau này?

- Tôi luôn nghĩ đây sẽ là bài học lớn không chỉ cho tôi mà cho tất cả mọi người. Trong cuộc sống mọi người đều khó tránh khỏi sai lầm. Mỗi sự cố đều không giống nhau. Từ kinh nghiệm của tôi, có thể thấy ngoài việc chuẩn bị kỹ còn phải chu đáo, tránh sơ suất, nhất là về hình ảnh đất nước. Từ bài học ngày hôm nay, tôi hy vọng những người đẹp khác sẽ không bao giờ vướng phải chuyện tương tự.

Trao đổi với VnExpress, ông Đăng Chương - Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn cho biết, Cục đang viết tường trình gửi lên Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch chờ ý kiến chỉ đạo của cấp trên về sự cố của Trần Thị Quỳnh tại Mrs. World.

Ngọc Trần thực hiện
Nguồn: Vnexpress
Lực lượng bảo vệ các ngân hàng đã cự cãi căng thẳng khi cùng giành quyền "canh" một kho hàng khác mà đại gia cà phê đã cầm cố trong hợp đồng vay hơn 600 tỷ đồng tại 7 ngân hàng.

ngan-hang-tranh-gianh-ca-phe-1.jpg
Cuộc cãi vã, xô xát xảy ra cho đến khi lực lượng công an có mặt. Ảnh: Nguyệt Triều

Chiều 6/12, hàng chục công an Thị xã Dĩ An, Bình Dương và phường Tân Đông Hiệp đã có mặt tại Công ty TNHH Trường Ngân để vãn hồi trật tự khi các ngân hàng tiếp tục tranh nhau quyền định đoạt kho cà phê khoảng 600 tấn (sát kho được cho là có 3.360 tấn bị cưỡng chế 3 ngày trước) mà doanh nghiệp này đã cầm cố.

Các nhân chứng cho hay, khoảng 15h30, sau khi bảo vệ của Ngân hàng Techcombank khóa thêm một ổ khóa vào cửa nhà kho mà Công ty Trường Ngân đã khoá trước đó, người của một ngân hàng khác được cho là đã yêu cầu phá bỏ ổ khóa của Techcombank.

“Việc này đã dẫn đến căng thẳng giữa lực lượng bảo vệ các ngân hàng. Tuy nhiên không ai bị thương tích nặng”, một nhân chứng nói và cho biết mọi việc chỉ yên ắng khi lực lượng công an có mặt.

Sau đó phía ngân hàng Techcombank tiếp tục điều động xe tải để chắn ngay cửa nhà kho đang chứa 600 tấn cà phê. Ngoài ngân hàng vừa yêu cầu phá khóa, việc làm này đã nhận được sự đồng thuận của một số ngân hàng có quyền lợi liên quan.

ngan-hang-tranh-gianh-ca-phe-4.jpg
Xe tải chắn ngay cửa nhà kho được một ngân hàng điều động đến. Ảnh: Nguyệt Triều

Giải thích với cơ quan chức năng, đại diện Techcombank cho rằng họ đưa xe đến án ngữ trước cửa nhà kho là nhằm để bảo vệ tài sản, quyền lợi cho ngân hàng cũng như cho tất cả các ngân hàng đang xảy ra tranh chấp đối với 600 tấn cà phê lưu trong kho.

Còn ông Nguyễn Văn Dũng, đại diện quản lý nợ của Ngân hàng Hàng hải (Maritime bank) cho hay, trước thông tin sẽ có người đến tranh giành 600 tấn cà phê nên ngân hàng này cùng các ngân hàng khác có mặt để bảo vệ số tài sản đang tranh chấp. Đến chiều tối, các ngân hàng đã tăng cường thêm lực lượng bảo vệ giám sát tại kho vì sợ thất thoát khối lượng tài sản đang xảy ra tranh chấp.

Có mặt tại hiện trường, ông Trương Công Hân, Phó Chi Cục thi hành án thị xã Dĩ An cho biết, vụ việc diễn ra ở kho bên cạnh, không gây ảnh hưởng đến việc cưỡng chế "kho cà phê 3.360 tấn" cũng của Trường Ngân của lượng lượng này. Khi những người của các ngân hàng cãi vã, xô xát, nhận thấy vụ việc có khả năng xảy ra diễn biến phức tạp nên lực lượng địa phương đã báo Công an thị xã Dĩ An tăng viện đến để bảo đảm an ninh trật tự.

ngan-hang-tranh-gianh-ca-phe-2.jpg
Có rất nhiều bao cà phê dỏm như thế này trong kho chứa 3.360 tấn của Trường Ngân vừa bị cưỡng chế. Ảnh: Nguyệt Triều

Liên quan đến việc cưỡng chế "kho cà phê 3.360 tấn" mà Công ty Trường Ngân được cho là đồng loạt cầm cố vay hơn 600 tỷ đồng ở 7 ngân hàng, nhưng được TAND quận 4, TP HCM quyết định giao cho ngân hàng Phương Đông (OCB), ông Hân cho biết, tính đến ngày 6/12 đã vận chuyển được khoảng 679 tấn.

Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra chất lượng, cơ quan chức năng phát hiện có đến 261 tấn là vỏ cà phê và tạp chất. Các công nhân tham gia bốc xếp đã thấy tro trấu, sỏi, đất bị rơi vương vãi từ các "bao cà phê" nên họ báo cho cơ quan thi hành án kiểm tra. Hiện lực lượng này nghi vấn rằng trong kho sẽ còn rất nhiều những bao tải tạp chất đội lốt cà phê như thế này.

Chiều tối  6/12, Chi cục thi hành án thị xã Dĩ An đã tiến hành niêm phong cửa kho và có thể việc cưỡng chế sẽ được tiến hành vào thứ hai tuần sau.

Nguyệt Triều
Vnexpress
Click để bắt đầu chia sẻ những bức ảnh vui!

LIKE BOX